Trang chủ » Chứng chỉ vận tải đường bộ

Chứng chỉ vận tải đường bộ

by

KHÓA HỌC SƠ CẤP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vật tải bằng xe ô tô và theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định: “Người quản lý điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải” và “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”

Trường Cao Đẳng Duyên Hải thông báo tuyển sinh khóa học sơ cấp Quản lý và khai thác vận tải đường bộ như sau:

1. Đối tượng tham dự:

Là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Người trực tiếp điều hành, giám đốc, quản lý… các doanh nghiệp vận tải cần có Chứng chỉ sơ cấp ngành vận tải (Chứng chỉ Sơ cấp Quản trị, điều hành và khai thác vận tải đường bộ) trở lên để được phép hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường bộ

2. Mô tả khóa học:

Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành trong một số công việc thuộc nghề Quản lý và khai thác vận tải đường bộ như kiến thức về pháp luật kinh doanh vận tải, quá trình vận tải và khai thác vận tải bằng phần mềm. Sau khóa học, người học vận dụng các kiến thức để tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh vận tải cũng như khai thác kỹ thuật phương tiện vận tải an toàn và hiệu quả.

3. Mục tiêu đào tạo:

Kiến thức:

– Trang bị cho người học kiến thức cơ bản liên quan đến: Pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ; Kinh tế vận tải; Tổ chức các quá trình vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô và Khai thác vận hành hiệu quả phần mềm quản lý vận tải

– Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong đó có hoạt động kinh doanh vận tải. Hiểu được các yếu tố, điều kiện khai thác vận tải đường bộ; nắm vững nguyên tắc, phương pháp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch vận tải bằng ô tô;

Kỹ năng:

– Có khả năng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh vận tải;

– Có khả năng vận dụng trong quản lý, khai thác kỹ thuật phương tiện vận tải an toàn và hiệu quả;

4. Chương trình đào tạo:

– Pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ

– Khai thác vận tải đường bộ

– Thống kê vận tải

5. Thời gian và kinh phí đào tạo:

– Thời gian học: 3 tháng

Ca học: Tất cả các ngày trong tuần hoặc theo nhu cầu

– Kinh phí: 3.600.000 đ.

6. Cấp Chứng chỉ:

Sau khi hoàn thành khóa học, những học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ sơ cấp Quản lý và khai thác vận tải đường bộ theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiChứng chỉ sơ cấp Điều hành vận tải, Chứng chỉ sơ cấp Quản trị và khai thác vận tải đường bộ, Là điều kiện cần và đủ để hành nghề kinh doanh vận tải theo quy định.

Chứng Chỉ Quản lý và khai thác vận tải đường bộ

Mẫu chứng chỉ sơ sấp Quản lý và khai thác vận tải đường bộ

7. Hồ sơ đăng ký

– 1 Đơn đăng ký học nghề (Theo mẫu của trường)

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương

– 1 Bằng tốt nghiệp cao nhất công chứng

– 04 Ảnh 3×4; 01 CMND photo

Đăng ký học chứng chỉ vận tải đường bộ:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI

Điện thoại: 0985868651 – 0981868677

(Lớp chứng chỉ vận tải đường bộ tuyển sinh trên toàn quốc. Học viên ở đâu cũng có thể đăng ký học qua Online hoặc đến các chi nhánh tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp HCM….)

Lớp học Quản lý và khai thác vận tải đường bộ 01 Lớp học Quản lý và khai thác vận tải đường bộ 02 Lớp học Quản lý và khai thác vận tải đường bộ 03 Lớp học Quản lý và khai thác vận tải đường bộ 04

KHÓA HỌC TƯƠNG TỰ

1 comment

DINHCUDUHOC.COM Tháng Chín 9, 2023 - 2:25 sáng

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE ÔTÔ
Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Ngày 19/7/2022 Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cơ bản như sau:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải nhận hàng ký gửi phải yêu cầu người gửi cung cấp đầy đủ thông tin như: tên hàng hóa, cân nặng, họ tên, số điện thoại người gửi và người nhận
“Nghị định số 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung Điểm đ Khoản 3 (đơn vị kinh doanh vận tải) Điều 11 quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô, trong trường hợp người gửi hàng hoá không đi theo xe, phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận”

3. Đơn vị kinh doanh vận tải không dùng xe ô tô kiểu dáng gần giống xe từ 9 chỗ trở lên để kinh doanh taxi.
Nghị định bổ sung khoản 3 Điều 13 Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau: Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022.

Reply

Leave a Comment