Trang chủ HUẤN LUYỆN HÀNG HẢI Sơ cấp nghề điều khiển tàu biển

Sơ cấp nghề điều khiển tàu biển

1186
0
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

CHIÊU SINH LỚP SƠ CẤP NGHỀ ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

Với mục tiêu đào tạo những người thủ thủy có tay nghề giỏi đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Chương trình đào tạo chuyên ngành Điều khiển tàu biển trang bị cho học sinh – sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên sâu cần thiết về lĩnh vực hàng hải để giúp sinh viên có đủ năng lực và sự tự tin khi làm việc trên các tàu biển.
Đồng thời, thực hiện sứ mệnh mang văn hóa của Việt Nam đến các nước trên thế giới. Công việc trên tàu biển hay xuất khẩu thuyền viên sẽ là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho gia đình thuyền viên và tăng nguồn thu cho ngành Vận tải biển, góp phần tăng trưởng GDP cho đất nước.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc trên tàu biển theo các chức danh từ thấp đến cao (thủy thủ, thực tập sỹ quan, sỹ quan vận hành, sỹ quan quản lý, thuyền trưởng) hoặc làm nhân viên trong các công ty vận tải biển, trung tâm thuyền viên, cảng vụ, hoa tiêu, đại lý tàu biển, công ty giám định, bảo hiểm và các doanh nghiệp khác liên quan đến lĩnh vực hàng hải….(tùy theo trình độ bằng cấp)
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng thuyền viên đang rất cao, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung. Môi trường làm việc quốc tế rộng mở và luôn có cơ hội thăng tiến về vị trí chuyên môn cùng với sự gia tăng thu nhập.

Nội dung đào tạo

 1.Sơ cấp nghề Điều khiển tàu biển (ĐKTB)

STT Tên môn học
1 Chất xếp vận chuyển hàng hóa
2 Colreg 72 – trực ca
3 An toàn lao động hàng hải
4 Thuỷ nghiệp – Thông hiệu
5 Vận hành, bảo quản thiết bị trên boong và vỏ tàu
6 Lái tàu mô phỏng
7 Tiếng anh chuyên ngành hàng hải

2. Sơ cấp nghề điều kiển tàu biển Nâng cao – ĐKTB

Sau khi học viên học xong 7 chuyên đề của sơ cấp nghề điều kiển và học thêm 2 chuyên đề dưới. Học viên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề điều kiển tàu biển nâng cao.
STT Tên môn học
1 Nhiệm vụ thủy thủ AB
2 Thực tập

3. Chương trình huấn luyện cơ bản: gồm 4 nội dung

STT Tên môn học
1 Kỹ thuật cứu sinh
2 Phòng cháy chữa cháy
3 An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội
4 Sơ cứu y tế cơ bản

4. Chương trình huấn luyện an ninh tàu biển: nhận thức an ninh tàu biển

5. Chứng chỉ chứng nhận

– Chứng chỉ được cấp sau khi hoàn thành khóa học gồm: Chứng chỉ Sơ cấp nghề ĐKTB, Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn cơ bản, Giấy chứng nhận huấn luyện Nhận thức an ninh tàu biển , Sổ thuyền viên

Hồ sơ đăng ký học gồm có:

– Đơn đăng ký học (Theo mẫu): 01 bản;
– Bản sao bằng tốt nghiệp có công chứng: 01 bản
– Ảnh cỡ 3 x 4 chụp phông trắng (ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh mặt sau ảnh) ): 8 cái

– CMND Photo: 01 bản

Vị trí, việc làm sau tốt nghiệp:

– Sau tốt nghiệp sơ cấp Điều khiển tàu biển người học có quyền:
+ Được học liên thông lên trung cấp Điều khiển tàu biển;
+ Được cấp chứng chỉ thủy thủ trực ca theo quy định tại thông tư quy đinh về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;
+ Được tham dự khóa huấn luyện nâng cao tại tàu để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca theo quy định tại và đáp ứng các yêu cầu của thông tư quy đinh về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;
– Sau tốt nghiệp sơ cấp Điều khiển tàu biển người học có cơ hội được làm việc tại:

+ Các cơ quan cảng vụ, cơ quan hải quan.
+ Các công ty vận tải biển, công ty hoa tiêu, công ty bảo đảm hàng hải, kiểm kiện, đại lý, lai dắt, nhà máy đóng tàu và các công ty dịch vụ hàng hải có liên quan;
+ Các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng, công an…

LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ HỌC SƠ CẤP LÁI TÀU BIỂN

Trung huấn luyện thuyền viên – Cao Đẳng Duyên Hải

Địa chỉ : Số 156/109 đường Trường Chinh, khu CN Đồng Hòa, quận Kiến An, TP. Hải Phòng

Email: tuvantuyensinh@duyenhai.edu.vn – trangvt@duyenhai.edu.vn

Tel: 0978 86 86 41 – 0979 86 86 57 – 0973 86 86 00 – 0938 601 982

Cấp đổi các loại giấy tờ thuyền viên – Đào tạo cấp chứng chỉ thuyền viên – chứng nhận ngành hàng hải.

Lịch đào tạo chứng chỉ sơ cấp nghề điều khiển tàu biển:

Lịch học sơ cấp nghề khai thác máy tàu biển;

Lịch học huấn luyện IMO – An toàn cơ bản;

Lịch học huấn luyện nhiệm vụ an ninh;

Lịch học huấn luyện làm quen tàu dầu;

Lịch học huấn luyện làm quen tàu hóa chất:

Lịch thi cấp đổi các chứng chỉ cho thuyền viên.

Phân loại chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên

Theo Điều 18 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/4/2020) quy định chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:

– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM).

– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (GCNHLNV):

+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);

+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);

+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).

Miễn phí chỗ ăn – ở. Ký túc xá miễn phí, Đầy đủ giường chiếu chăn màn sạch sẽ, khang trang. Trang thiết bị học tập và giải trí hiện đại: phòng Gym, sân bóng, cafe, karaoke,…Miễn phí đồ sinh hoạt cá nhân (kem đánh răng, dầu gội, xà phòng bột giặt, giấy vệ sinh, khăn mặt….)

Bài trướcHuấn luyện cơ bản tàu hóa chất
Bài tiếp theoSơ cấp nghề khai thác máy tàu biển

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây