Trang chủ HUẤN LUYỆN HÀNG HẢI Sơ cấp nghề khai thác máy tàu biển

Sơ cấp nghề khai thác máy tàu biển

668
0
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN

CHIÊU SINH LỚP SƠ CẤP KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN

Giới thiệu chuyên ngành Khai thác máy tàu biển

Chương trình đào tạo sơ cấp nghề Khai thác máy tàu biển sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên những con tàu hiện đại đi khắp các Đại dương, kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy và trên boong tàu, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị, các kiến thức về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các Công ty Vận tải biển trong nước và quốc tế, các Công ty dịch vụ Dầu khí, Quản trị hoặc vận hành các dây chuyền sản xuất công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, các công ty liên doanh cùng lĩnh vực ngành nghề, các Cảng vụ hàng hải, các Công ty giám định, đăng kiểm, các Công ty, Trung tâm quản lý thuyền viên trên khắp đất nước…

Nội dung đào tạo

1. Chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề Khai thác máy tàu biển (KTMTB)

Mã MH Tên môn học
MH 01 Điện tàu thủy
MH 02 Vận hành các thiết bị điện tàu thủy
MH 03 Nồi hơi – tua bin tàu thủy
MH 04 Vận hành, bảo dưỡng động cơ Diesel tàu thủy
MH 05 Luật máy hàng hải
MH 06 Tiếng anh chuyên ngành hàng hải

2. Sơ cấp nghề khai thác tàu biển Nâng cao – KTMTB

Sau khi học viên học xong 7 chuyên đề của sơ cấp nghề KTMTTB và học thêm 2 chuyên đề dưới. Học viên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề khai thác máy tàu biển nâng cao.
Mã MH Tên môn học
MH 01 Trang trí hệ động lực
MH 02 Thực tập

3. Chương trình huấn luyện cơ bản: gồm 4 nội dung

STT Tên môn học
1 Kỹ thuật cứu sinh
2 Phòng cháy chữa cháy
3 An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội
4 Sơ cứu y tế cơ bản

4. Chương trình huấn luyện an ninh tàu biển: nhận thức an ninh tàu biển

5. Chứng chỉ chứng nhận

– Chứng chỉ được cấp sau khi hoàn thành khóa học gồm: Chứng chỉ Sơ cấp nghề KTMTB, Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn cơ bản, Giấy chứng nhận huấn luyện Nhận thức an ninh tàu biển, Sổ thuyền viên

Hồ sơ đăng ký học gồm có:

– Đơn đăng ký học (Theo mẫu): 01 bản;
– Bản sao bằng tốt nghiệp có công chứng: 01 bản
– Ảnh cỡ 3 x 4 chụp phông trắng (ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh mặt sau ảnh) ): 8 cái
– CMND Photo: 01 bản

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Có thể làm Thợ máy ở các công ty sửa chữa và đóng mới tàu biển, các xí nghiệp, nhà máy, xưởng sửa chữa,…;
– Có thể làm Thợ vận hành trạm phát điện Diesel, Nồi hơi, Máy nén khí ở các nhà máy, công ty, khu công nghiệp,…;
– Sau khi tốt nghiệp và có đủ các chứng chỉ cần thiết, người học sẽ được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Thợ máy trực ca theo Quy định của Bộ Giao thông vận tải;
– Có thể làm thợ máy trên các đội tàu của các công ty vận tải biển trong nước và Quốc tế;
– Có thể học tiếp liên thông lên Trung cấp Khai thác máy tàu thủy.

Liên hệ đăng ký học sơ cấp máy tàu biển

Trung huấn luyện thuyền viên – Cao Đẳng Duyên Hải

Địa chỉ : Số 156/109 đường Trường Chinh, khu CN Đồng Hòa, quận Kiến An, TP. Hải Phòng

Email: tuvantuyensinh@duyenhai.edu.vn – trangvt@duyenhai.edu.vn

Tel: 0978 86 86 41 – 0979 86 86 57 – 0973 86 86 00 – 0938 601 982

Cấp đổi các loại giấy tờ thuyền viên – Đào tạo cấp chứng chỉ thuyền viên – chứng nhận ngành hàng hải.

Lịch đào tạo chứng chỉ sơ cấp nghề điều khiển tàu biển:

Lịch học sơ cấp nghề khai thác máy tàu biển;

Lịch học huấn luyện IMO – An toàn cơ bản;

Lịch học huấn luyện nhiệm vụ an ninh;

Lịch học huấn luyện làm quen tàu dầu;

Lịch học huấn luyện làm quen tàu hóa chất:

Lịch thi cấp đổi các chứng chỉ cho thuyền viên.

Phân loại chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên

Theo Điều 18 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/4/2020) quy định chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:

– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM).

– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (GCNHLNV):

+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);

+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);

+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).

Miễn phí chỗ ăn – ở. Ký túc xá miễn phí, Đầy đủ giường chiếu chăn màn sạch sẽ, khang trang. Trang thiết bị học tập và giải trí hiện đại: phòng Gym, sân bóng, cafe, karaoke,…Miễn phí đồ sinh hoạt cá nhân (kem đánh răng, dầu gội, xà phòng bột giặt, giấy vệ sinh, khăn mặt….)

Bài trướcSơ cấp nghề điều khiển tàu biển
Bài tiếp theoKinh nghiệm khám sức khỏe thuyền viên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây